Bài viết
Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhãn, vải
Nhãn, vải là các cây ăn quả quan trọng và đang đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong những năm gần đây. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được đưa vào áp dụng trong sản xuất loại quả đặc sản này của Việt Nam.
Nhãn, vải chủ yếu vẫn tiêu thụ sản phẩm tươi - Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Ngày 7/6 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) phối hợp với Hội Nghề vườn quốc tế (ISHS) tổ chức hội nghị Nhãn, vải quốc tế lần thứ 6.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả, cho rằng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật đã đươc đưa vào áp dụng trong sản xuất các loại quả đặc sản này của Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang gặp một số khó khăn về kỹ thuật canh tác, công nghệ sau thu hoạch và thị trường tiêu thụ. Vì vậy, sản phẩm nhãn, vải chế biến chỉ chiếm 10% tổng sản lượng sản phẩm, tiêu thụ chủ yếu vẫn là sản phẩm tươi.
Sản phẩm tươi sẽ luôn phải chịu yêu cầu khắt khe về chất lượng truy xuất nguồn gốc, kiểm dịch của các thị trường nhập khẩu. Điển hình thị trường Trung Quốc cũng ngày càng thắt chặt trong việc kiểm dịch, dán nhãn, truy xuất nguồn gốc. “Do đó, chúng ta phải luôn cập nhật cũng như nghiêm túc thực hiện các yêu cầu đó để sản phẩm có thể vào được các thị trường”, ông Hùng khẳng định.
Chia sẻ về sản xuất vải của địa phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Viết Toàn cho biết, Bắc Giang có trên 28.000 ha vải, cho sản lượng trên 90.000 tấn mỗi năm. Đặc biệt, Bắc Giang có thương hiệu “Vải thiều Lục Ngạn” đã xuất khẩu và có mặt tại các thị trường như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Australia, các nước Đông Nam Á...; đang được bảo hộ nhãn hiệu tại 8 quốc gia là Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Australia, Hàn Quốc, Singapore, Lào, Camphuchia.
Để đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu, năm 2019, Lục Ngạn đã có 18 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu sang Hoa Kỳ; 36 mã số vùng trồng để đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Nhờ sản lượng ổn định, chất lượng, mẫu mã sản phẩm được đánh giá tốt hơn hẳn so với năm trước, các doanh nghiệp, thương nhân Trung Quốc và các tỉnh miền Nam đã đến khảo sát, đặt mua hàng rất sớm ngay từ đầu vụ.
Sản phẩm chế biến không phải kiểm dịch nhưng đòi hỏi phải có các doanh nghiệp đầu tư để có thể chế biến sâu và tiếp thị sản phẩm. Việt Nam cần làm tốt hơn nữa để nâng cao chất lượng của sản phẩm chế biến cũng như quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng để họ từng bước quen với sản phẩm chế biến từ nhãn, vải.
Ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết, trên thế giới, nhãn, vải được tập trung sản xuất ở một số nước như Thái, Lan, Ấn Độ, Trung Quốc… Đặc biệt, nhãn vải Việt Nam chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với sản lượng của Trung Quốc. Tuy nhiên, do thời vụ thu hoạch, chất lượng giống của các nước khác nhau nên chúng ta hoàn toàn có cơ hội đưa sản phẩm nhãn, vải của Việt Nam vào thị trường thế giới.
Tại hội nghị, các nhà khoa học, nghiên cứu, chuyên gia… hàng đầu trong nước và quốc tế đã chia sẻ về thực trạng sản xuất, việc bảo tồn đa dạng di truyền, chọn tạo giống, công nghệ sinh học, quản lý sâu bệnh hại, quản lý sau thu hoạch… cho nhãn, vải nói riêng và các cây ăn quả thuộc họ bồ hòn nói chung.
Sau hội nghị, các đại biểu sẽ có chuyến tham quan thực địa tới vùng chuyên canh và các cơ sở chế biến vải tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, đây là một trong những địa phương có diện tích trồng vải lớn nhất cả nước, tìm hiểu về sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ vải nơi đây.
Năm 2018, Việt Nam có khoảng 160.000 ha nhãn, vải, chôm chôm thuộc họ cây bồ hòn và kim ngạch xuất khẩu đạt trên 320 triệu USD.
Theo Chinhphu.vn
Tin mới
- Diễn đàn ĐBSCL 2019: Từ chính sách đến thực hiện - 18/06/2019 13:48
- Đột phá về đổi mới tư duy tiếp cận trong ứng phó với BĐKH tại ĐBSCL - 14/06/2019 07:32
- Đoàn công tác Ngân hàng thế giới làm việc tại thành phố Long Xuyên - 12/06/2019 07:20
- Hội nghị sơ kết 08 năm thực hiện Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công tỉnh An Giang và Sơ kết 05 năm triển khai thực hiện Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ - 10/06/2019 08:05
- Lao động trẻ em sẽ ảnh hưởng tới tương lai đất nước - 10/06/2019 07:58
Các tin khác
- Khai thác mặt tích cực từ mạng xã hội - 05/06/2019 09:35
- Hội nghị công bố Khung đề án An Giang điện tử - 04/06/2019 10:22
- Thủ tướng chỉ ra 3 phương châm, 6 nhiệm vụ, giải pháp về hội nhập quốc tế - 03/06/2019 08:16
- Phát triển hệ thống Trung tâm cung ứng nông sản hiện đại - 29/05/2019 08:05
- Quốc hội xem xét về dự án Luật Quản lý thuế (sửa đổi) - 25/05/2019 16:48
- “Giải tỏa” các vướng mắc trong xử lý tội phạm về bảo hiểm - 24/05/2019 07:47
- Cắt giảm hải quan chuyên ngành: Không để lợi ích nhóm chi phối - 17/05/2019 07:27